Phòng kinh doanh:
0283-515-0584
Phòng hành chánh:
0283-515-0585
Phòng kế toán:
0283-515-1133
VNPT tài trợ các chương trình của Kiều bào hướng về Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội
Nội dung buổi gặp gỡ báo chí và giao lưu sẽ tập trung giới thiệu về Chương trình Đại lễ cầu siêu các liệt sỹ hy sinh tại chiến trường biên giới Tây Nam và Campuchia; Chương trình Kiều bào và Tuần văn hóa hướng về Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội; Cầu truyền hình Quốc tế Hà Nội - Viêng Chăn - Paris/UNESCO chủ đề: Hòa điệu văn hóa, khát vọng hòa bình và Trại hè thanh thiếu niên kiều bào Việt Nam 2010.
Là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc tham gia tài trợ cho những hoạt động của Đại Lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, VNPT sẽ là nhà tài trợ chính cho các chương trình của Kiều bào tham gia Đại Lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Trả lời câu hỏi của nhiều phóng viên tại buổi giao lưu về ý nghĩa, vai trò của VNPT khi tham gia tài trợ Đại lễ cầu siêu các liệt sỹ hy sinh tại chiến trường biên giới Tây Nam và Campuchia, ông Bùi Quốc Việt Giám đốc Trung tâm Thông tin và Quan hệ Công chúng của VNPT cho biết: Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa sâu sắc được tổ chức trong khuôn khổ Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội để tri ân các anh hùng liệt sỹ có công với đất nước. Với ngành Bưu điện, trong các cuộc kháng chiến của dân tộc, tại mọi chiến trường nói chung, chiến trường biên giới Tây nam nói riêng, ngành Bưu điện đã có hàng nghìn liệt sỹ hy sinh để gìn giữ mạch máu thông tin liên lạc. Vì vậy, qua việc tham gia này, VNPT sẽ tiếp tục khơi dậy, phát huy hơn nữa truyền thống vẻ vang của ngành Bưu điện, góp phần thúc đẩy, giáo dục các thế hệ trẻ của VNPT tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Các chương trình hướng về Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội của kiều bào Việt Nam tại nước ngoài sẽ được tổ chức với quy mô lớn và chủ đề thiết thực. Trại hè Việt Nam 2010 với chủ đề “Đất nước rồng bay” diễn ra từ ngày 15-7 đến 4-8, với sự tham gia của 150 đại biểu thanh niên, sinh viên kiều bào và được tổ chức dọc ba miền đất nước mở đầu cho các sự kiện kiều bào hướng về 1000 năm Thăng Long. Đây là một trại hè có quy mô lớn và thời gian tổ chức kéo dài nhất từ trước tới nay.
Đại lễ cầu siêu ở chiến trường biên giới Tây Nam và Campuchia giống với các lễ cầu siêu trước đó từng tổ chức ở nghĩa trang Trường Sơn, Côn Đảo hay Quảng Trị. Tuy nhiên, đại lễ cầu siêu năm nay tổ chức ở Tây nam, nơi có những chiến sĩ người Việt Nam, Lào, Campuchia từng chiến đấu giành lại độc lập, tự do cho mỗi đất nước. Vì thế, đại lễ cầu siêu mang tầm quốc tế.
Chương trình “Kiều bào và tuần văn hoá hướng về Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội” được là một hoạt động chính thức của Chương trình Đại lễ của Nhà nước. Đây là chương trình do Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với UBND thành phố Hà Nội, Trung ương Hội Phật giáo Việt Nam cùng các cơ quan liên quan phối hợp tổ chức từ ngày 27-7 đến 2-8 với nhiều chương trình như Lễ rước long vị các vị vua triều Lý về Hoàng thành, Đại lễ cầu quốc thái dân an, Lễ hội hoa đăng…
Cầu truyền hình quốc tế “Hà Nội-Viên chăn-Pari/UNESCO với chủ đề “Hoà điệu văn hoá, khát vọng hoà bình” được tổ chức vào 20 giờ ngày 31-7 được coi là một điểm nhấn của chương trình Đại lễ 1000 năm Thăng Long. Ngoài ra, cầu truyền hình tổ chức đúng thời điểm UNESCO đang xem xét công nhận di tích Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới.
- 1/1/2011, Luật Bưu chính sẽ chính thức có hiệu lực
- VDC đẩy mạnh các chương trình đào tạo trực tuyến
- Mobifone tiếp tục giành giải sản phẩm CNTT-TT được ưa chuộng nhất
- Cần những hành lang pháp lý để thị trường Bưu chính cạnh tranh lành mạnh
- Bộ Thông tin và Truyền thông chuẩn bị công tác tổ chức hoạt động chào mừng kỷ niệm 65 năm thành lập Ngành